Được du nhập vào nước ta từ những năm 90 của thập kỷ trước, cây lược vàng được trồng với mục đích để làm cảnh. Ngày nay, cây được xem là thần dược để chữa viêm loét tá tràng, viêm dạ dày, xơ gan, trĩ,… Bài viết dưới đây của Tuổi trẻ và Sắc đẹp sẽ trình bày chi tiết về công dụng và đặc tính của dược liệu lược vàng đối với sức khỏe.
1. Thông tin tổng quát giúp hiểu rõ cây lược vàng có đặc trưng gì?
Cây lược vàng theo ghi chép là “thần dược” thuộc họ Thài Lài, mang danh pháp học Callisia fragrans. Cây xuất hiện đầu tiên ở Mexico và sau đó được trồng nhiều ở Ấn Độ, Nga, Mỹ và Việt Nam. Tại nước ta, cây sinh trưởng mạnh mẽ ở những khu vực ẩm ướt, bóng râm như sườn đồi, chân núi,… Do mang đến nhiều công dụng vượt trội cho sức khỏe, lược vàng đang được trồng phổ biến ở khắp các tỉnh thành của Việt Nam.
Tùy thuộc vào những vùng miền, lược vàng được gọi với những tên mỹ miều và độc đáo khác như cây lan vũ, bạch tuộc hay giả khóm, lan vòi,… Cây thuộc thân thảo và được trồng lâu năm sẽ có chiều cao tới 1m. Khi trưởng thành, lá lược vàng có hình elip với chiều dài lên tới 25cm và rộng 4cm.
Cây lược vàng có màu xanh bao trùm |
Hoa lược vàng mọc thành từng chùm lớn trông rất nổi bật, độc đáo. Đặc biệt mỗi cụm hoa sẽ xếp thành một trục dài có đến 6 – 12 bông. Khi nở những bông hoa có màu trắng tinh khôi, trong suốt và tỏa ra mùi rất thơm đặc trưng.
Bộ phận lá cùng với thân và rễ của lược vàng đã được con người bào chế thành dược liệu phục vụ cho việc chữa bệnh. Tuy nhiên để đảm bảo dược tính được giữ lại, người dân thường thu hoạch lá cây vào lúc sáng sớm. Để sử dụng lâu hơn, lược vàng được rửa sạch sẽ ngay sau khi thu hoạch rồi đem đi phơi khô.
2. Cây lược vàng có những thành phần hóa học gì?
Để tìm hiểu về các thành phần có trong lược vàng, các nhà khoa học đã nghiên cứu về cây. Kết quả cho thấy trong thảo dược có những thành phần nổi bật sau đây:
– Nhóm lipid gồm: sulfolipid, glycosyl glycerides, triacylglycerol.
– Nhóm acid béo: olefinic, paraffinic.
– Phytosterol.
– Chlorophyll.
– Caroten.
– Vitamin B2.
– Các nguyên tố vi lượng gồm Cu, Ni, Cr, Fe.
– Các flavonoid gồm kaempferol isoorientin, quercetin.
3. Đối với sức khỏe, cây lược vàng có những tác dụng nổi bật gì?
Lược vàng có tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc rất tốt và đồng thời giúp cầm, long đờm và tiêu viêm cực nhanh. Đặc biệt nhờ khả năng tiêu viêm và hoạt huyết hiệu quả, trong Đông y đã sử dụng cây để chữa vết bầm tím, vết thương trên cơ thể. Bên cạnh đó, lược vàng còn cho khả năng trị bệnh tuyệt vời với viêm đại tràng và viêm loét dạ dày tá tràng.
Công dụng của lược vàng mang đến cho sức khỏe đã được giới khoa học chứng minh |
Còn theo giới y học hiện đại, các hoạt chất có trong lược vàng đem đến những giá trị to lớn trong việc điều trị. Cụ thể hoạt chất flavonoid trong cây giúp bảo vệ mạch máu, an thần, giảm đau và tăng kháng viêm. Nhờ vậy đã làm tăng tác dụng của lược vàng khi điều trị các bệnh về tá tràng, viêm loét dạ dày.
Thành phần phytosterol trong lược vàng có khả năng sát khuẩn và kháng sinh. Vì vậy, cây đã được con người sử dụng rộng rãi để tẩy uế cũng như sát khuẩn. Đồng thời, cây còn được nhiều người dùng để điều trị các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, ho hoặc đau rát họng.
4. Top 12 bài thuốc tuyệt vời cây lược vàng sở hữu có thể bạn chưa biết
Với các thành phần lành tính, lược vàng được sử dụng như một vị thuốc có tác dụng chữa nhiều bệnh. Dưới đây là 12 bài thuốc dân gian chữa bệnh từ lược vàng được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả vượt trội.
4.1. Chữa ung thư gan, xơ gan
Chuẩn bị 3 lá lược vàng tươi kết hợp với 5 lá màng màng. Tiến hành rửa sạch các loại lá và dùng kéo cắt nhỏ. Sau đó cho vào máy xay nhuyễn lọc lấy nước cốt và đem đi ngâm cùng 200ml rượu trắng 45 độ. Thực hiện ngâm hỗn hợp trong ngày rồi đem sử dụng, mỗi lần uống 10ml.
Lược vàng cho hiệu quả nhất định trong việc chữa trị các bệnh về gan |
4.2. Trị nhức xương khớp đơn giản tại nhà bằng lược vàng
Rửa sạch và cắt thành khúc nhỏ khoảng 200g lược vàng rồi tiến hành ngâm trong bình thủy tinh cùng với 1000ml rượu trắng 50 độ khoảng 2 tháng. Tiếp theo lấy hỗn hợp rượu thoa vào chỗ xương khớp bị đau. Khi bôi hãy tiến hành massage nhẹ nhàng để cho các chất thẩm thấu vào trong xương, giúp giảm đau nhanh hơn.
4.3. Chữa mụn
Chuẩn bị 1kg lược vàng, đem đi rửa sạch và để ráo nước, sau đó ngâm với 2 lít rượu. Thời gian ngâm hỗn hợp ít nhất 2 tháng mới được sử dụng. Để chữa mụn, mỗi buổi sáng và tối sau ăn uống 1 ly rượu lược vàng nhỏ.
4.4. Chữa viêm họng, ho
Lược vàng có tác dụng kháng viêm, người bệnh hãy lấy 5 lá dược liệu đem đi rửa sạch. Cho vào cối giã nát nhỏ, sau đó lấy nước cốt để uống trị ho, viêm họng. Mỗi ngày uống 2 lần trong khoảng 3 – 5 ngày sẽ thấy các triệu chứng bệnh cải thiện đáng kể.
Triệu chứng đau họng và ho dai dẳng sớm khỏi nhờ sử dụng lược vàng |
4..5. Chữa gút
Những người bị bệnh gút lâu năm hãy hái một nắm lá lược vàng vừa đủ. Tiến hành rửa sạch, để ráo, thái nhỏ và đem ra nắng phơi khô dược liệu. Người bệnh lấy một nắm lá lược vàng khô cho vào ấm hãm thành trà uống hết trong ngày. Kiên trì thực hiện bài thuốc giúp bệnh gút nhanh chóng được chữa khỏi
4.6. Bí quyết chữa loét dạ dày hiệu quả bằng lược vàng
Người bệnh giã nát một nắm lá lược vàng tươi sau khi đã được làm sạch. Lấy phần nước cốt trộn với mật ong theo tỷ lệ 5 : 1. Chia hỗn hợp thành 2 lần sử dụng trong ngày sau ăn vào buổi sáng và tối. Thực hiện bài thuốc kiên trì trong 1 tháng các triệu chứng về viêm loét dạ dày lập tức thuyên giảm.
4.7. Trị bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường lấy lá lược vàng tươi rửa sạch, ngâm với nước muối. Thực hiện đổ 500ml nước và dược liệu đã chuẩn bị vào máy xay cho tới khi nhuyễn. Dùng rây lọc để bỏ bã, đem nước cốt uống. Để đạt hiệu quả trị bệnh cao nhất cần thực hiện thường xuyên mỗi ngày, tránh dùng đứt quãng.
4.8. Chữa viêm da cơ địa hoặc vẩy nến
Nhờ chứa thành phần kháng viêm và kháng khuẩn, lược vàng được dân gian dùng để chữa vảy nến, viêm da cơ địa từ đời cha sang đời con. Sử dụng khoảng 5 lá lược vàng cho vào sắc với 2 bát tô nước. Khi sôi đun với lửa nhỏ cho đến khi còn khoảng 1 bát nước, tắt bếp và chia thành 2 lần uống/ngày.
4.9. Chữa trĩ hiệu quả theo kinh nghiệm dân gian
Nhờ tác dụng kháng viêm tuyệt vời và giảm đau nhanh chóng, vì vậy mà lược vàng có khả năng chữa trị thành công các triệu chứng của căn bệnh trĩ khó chịu. Người bệnh lấy 4 lá dược liệu rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào cối giã nát. Tại khu vực hậu môn hãy lấy lá lược vàng đắp vào và để im trong 30 phút.
Mẹo chữa trĩ từ lược vàng đang được nhiều người trong dân gian áp dụng |
4.10. Chữa gan nhiễm mỡ, men gan cao, viêm gan virus
Nhiều người không ngờ rằng sử dụng lá lược vàng và mồng tơi sẽ đem đến bài thuốc giúp chữa men gan cao, gan nhiễm mỡ và viêm gan virus hiệu quả. Bạn sử dụng 4 lá với tỉ lệ bằng nhau gồm mồng tơi và lược vàng ép cùng với 200ml để lấy nước cốt uống. Sử dụng bài thuốc trong 1 – 2 tháng sẽ cải thiện các bệnh lý về gan đáng kể.
4.11. Chữa nhức răng và sưng chân răng
Khi bị tình trạng kể trên lấy 3 lá lược vàng rửa sạch, bỏ vào mồm nhai kỹ. Nuốt phần nước còn bã dùng lưỡi đẩy về chỗ chân răng đang bị đau, ngậm khoảng 15 phút. Mỗi ngày thực hiện 3 lần, trong 3 ngày sẽ thấy răng không còn đau nhức nữa.
4.12. Chữa côn trùng cắn
Nếu không may bị côn trùng cắn hãy nhanh chóng hái lá lược vàng nhai nhuốt nước. Sau đó lấy phần bã chà nhẹ nhàng vào chỗ côn trùng cắn. Hoặc đơn giản hơn, có thể nhai lá lược vàng rồi đắp trực tiếp lên chỗ vết thương côn trùng cắn.
5. Hướng dẫn cách ngâm rượu từ cây lược vàng giúp tăng sức khỏe
Lược vàng đã được chứng minh có nhiều tác dụng tốt trong việc cải thiện các bệnh lý cho con người. Mặc dù có nhiều cách sử dụng lược vàng khác nhau nhưng đơn giản nhất vẫn là ngâm rượu giúp bảo toàn tốt các dược tính trong dược liệu. Lấy dao chặt các bộ phận lược vàng đã được làm sạch ra từng khúc nhỏ khoảng 3cm và đem đi ngâm với rượu. Tỷ lệ như sau: 1kg lược vàng ngâm với 6 lít rượu. Cuối cùng đậy nắp kín, bảo quản khô ráo trong 2 tháng rồi mới đem ra uống.
6. Hình ảnh cây lược vàng
Lược vàng đang được con người nhân giống mạnh mẽ |
Lược vàng có chiều cao khiêm tốn khi trưởng thành chỉ đạt 1m |
Lược vàng được ông bà ta ví như cây thuốc quý |
Lược vàng chứa đa dạng và phong phú các hoạt chất quý |