Mặc dù có sẵn trong tự nhiên, nhưng ít ai biết rằng cây rau mương được sử dụng như một thần dược trong các bài thuốc chữa đau khớp, dạ dày, viêm ruột,… Vậy rau mương có tác dụng nổi bật gì đối với sức khỏe và cách thực hiện những bài thuốc trị bệnh ra sao sẽ được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết sau.
1. Những đặc điểm để nhận biết cây rau mương
Cây rau mương là thực vật có hoa thuộc họ Onagraceae, tên khoa học Ludwigia prostrate. Cây có nguồn gốc từ các nước châu Á như Trung Quốc, Philippin, Ấn Độ, Triều Tiên,… Tại Việt Nam, thực vật mọc ở ven hồ nước, bờ ruộng, ngòi nước ở khắp các tỉnh thành. Các tỉnh thuộc khu vực miền đồng bằng Sông Cửu Long và miền Trung là nơi cây có nhiều nhất.
Rau mương là cây sống lâu năm có thể mọc đứng hoặc nằm đều được. Thân cây khá nhỏ bé có chiều dài lên tới 0.6m, khi trưởng thành cho màu xanh lục và đặc biệt phân thành các nhánh nhỏ màu đỏ ở xung quanh. Rau mương có nhiều lá hình mũi mác màu xanh kết hợp với màu đỏ, mặt trên có 1 gân chính và bao gồm nhiều gân phụ hình lông chim lạ mắt.
Cây rau mương thích nghi tốt với khí hậu của nước ta |
Hoa rau mương không có cuống, tương đối nhỏ và bắt đầu mọc ở nách lá. Mỗi hoa thường có khoảng 4 – 5 cánh nhỏ màu vàng rực rỡ, còn phía trong đài cho 4 thùy hình trụ đặc sắc. Từ hoa những quả rau mương dài 2 – 3 cm hình trụ mọc ra. Bên ngoài quả trông rất nhẵn và phình ra ở đỉnh. Còn bên trong chứa nhiều hạt xếp thành dãy.
Nhờ sinh trưởng tốt với khí hậu nhiệt đới, rau mương được người dân ở các địa phương thu hái quanh năm. Tuy nhiên nếu dùng dược liệu để chữa bệnh hãy thu hái vào mùa hè để cho dược tính cao nhất. Rau mương được nhổ cả cây đem rửa sạch và phơi khô để dùng dần dần.
2. Cây rau mương có những tác dụng gì?
Khi ăn rau mương có đặc điểm vị ngọt nhẹ và tính mát rất cao. Vì vậy theo dược học cổ truyền cây mang đến nhiều tác dụng hữu ích, điển hình giúp thanh nhiệt và giải bỏ độc tố, chữa tiêu viêm, tiêu thũng, trừ thấp cực nhanh. Bên cạnh đó, trong dân gian còn sử dụng nước sắc từ rau mương để chữa các bệnh gồm:
– Sốt hoặc cảm lạnh.
– Chữa viêm amidan, viêm họng.
– Trị viêm ruột do tiêu chảy gây ra.
– Chữa đau dạ dày dứt điểm, an toàn tại nhà do vi khuẩn HP gây nên
– Trị mụn nhọt.
Kết quả từ các nghiên cứu y học cho thấy, rau mương có tác dụng tích cực trong việc điều trị tiểu đường, ung thư và đau dạ dày. Cụ thể các nhà nghiên cứu Đài Loan đã phát hiện thực vật có khả năng tiêu diệt nhanh vi khuẩn HP gây nên căn bệnh đau dạ dày.
Rau mương cho nhiều tác dụng quý mà nhiều người chưa biết đến |
Nghiên cứu từ các nhà khoa học hiện đại đã chỉ ra 3 triterpen trong rau mương có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của 2 loại tế bào khối u ở đại cực tràng và tế bào miệng. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy, chiết xuất từ rau mương giúp ổn định đường huyết ở những con chuột đang mắc bệnh tiểu đường. Nhờ vậy, y học đã sử dụng rau mương để làm dược liệu điều chế ra thuốc dành cho bệnh nhân tiểu đường.
3. Top 6 bài thuốc chữa bệnh từ cây rau mương được bác sĩ khuyên dùng
Việc sử dụng rau mương đem đến những công dụng vượt trội cho sức khỏe. Nhận thấy sức khỏe được nâng cao nhanh chóng sau khi sử dụng rau mương, vì thế dân gian đã ứng dụng cây vào các bài thuốc trị bệnh.
3.1. Trị tiểu đường
Người bệnh cần dùng các nguyên liệu với 15g mỗi vị gồm rau mương, chuối hột, lục bình và dây mây. Đồng thời cần kết hợp với 10g cam thảo, 10g lá vú sữa, 20g khổ qua. Cho các nguyên liệu sắc với 3 bát nước lọc để thu được hỗn hợp nước thuốc. Uống thành 2 lần trong ngày vào buổi sáng và tối.
3.2. Chữa căn bệnh đau dạ dày
Để cho hiệu quả trị bệnh nhanh nhất người đau dạ dày hãy sử dụng rau mương ở dạng tươi bằng cách lấy một nắm lá đã ngâm qua với nước muối cho vào cối giã nát ra. Sau đó đem toàn bộ phần rau mương đã được làm nát hòa với 100ml nước và tiến hành lọc lấy phần nước cốt uống để trị bệnh.
Rau mương được con người sử dụng phổ biến để chữa đau dạ dày |
3.3. Cây rau mương khắc tính của bệnh viêm họng
Ngâm lá rau mương qua với nước muối, sau đó cho vào mồm nhai kèm với vài hạt muối rồi từ từ nuốt trực tiếp vào bên trong. Nên thực hiện bài thuốc trước khi đi ngủ trong 3 ngày để chữa viêm họng, viêm amidan.
3.4. Chữa trị hiện tượng nhiễm trùng nặng gây nên áp xe hoặc mụn nhọt
Người bệnh thực hiện lấy dược liệu rau mương gồm lá và thân ngâm đem đi ngâm với nước muỗi đã được pha loãng. Giã dược liệu và đắp lên các nốt mụn khoảng 15 phút rồi đi rửa lại với nước sạch.
3.5. Trị đầy bụng, tiêu chảy
Để chữa trị những triệu chứng đau âm ỉ, khó chịu của bệnh đầy bụng và tiêu chảy nhanh hãy lấy 1 nắm lá rau mương rửa sạch. Cho vào cối giã nát và lọc lấy nước cốt để uống sẽ chữa khỏi những triệu chứng khó chịu ở bụng.
Rau mương trị khỏi thành công các triệu chứng về tiêu chảy, đầy bụng |
3.6. Trị đau khớp
Trong dân gian, rau mương là nguyên liệu chính được sử dụng trong những bài thuốc trị đau xương khớp. Người bệnh hái lá rau mương rửa sạch, giã nát. Sau đó đổ một ít bia vào và lọc lấy phần nước cốt để uống.
4. Uống nước cây rau mương thường xuyên thực sự có tốt không?
Trước những tác dụng của rau mương mang lại cho sức khỏe không ít người đã thắc mắc uống nhiều dược liệu có tốt không. Thực tế, hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu nào nói rõ về những thành phần hóa học có trong rau mương. Tuy nhiên rất nhiều người đã áp dụng những bài thuốc từ dược liệu và đã cho hiệu quả trị bệnh tích cực. Vì thể để chữa bệnh thành công từ rau mương người bệnh nên uống với liều lượng vừa đủ, tránh uống quá nhiều.
5. Những hình ảnh rõ nét nhất giúp nhận biết cây rau mương
Dễ dàng tìm thấy rau mương ở các vùng quê |
Rau mương là cây thuốc có thể dùng ở cả dạng tươi và khô |
Lá rau mương được sử dụng nhiều nhất |
Nhiều người bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp của hoa rau mương |
Tuổi trẻ và Sắc đẹp hy vọng bài viết trên đã giúp mọi người hiểu rõ về tác dụng và những bài thuốc từ cây rau mương. Có thể thấy rau mương là thảo dược lành tính thích hợp để trị bệnh. Mặc dù có độ an toàn cao nhưng để đảm bảo không gây ra bất cứ tác dụng phụ gì tới sức khỏe, tốt nhất cần dùng đúng liều lượng như bác sĩ đã khuyên dùng.